5 Sai Lầm Của Ba Mẹ Khiến Con Không Thích Học Tiếng Anh
5 Sai Lầm Của Ba Mẹ Khiến Con Không Thích Học Tiếng Anh | Với mong muốn để con mở rộng sự nghiệp, phát triển tương lai, các bậc phụ huynh không ngại đầu tư tiền bạc, thời gian cho con học tiếng Anh từ sớm nhưng do chưa có kinh nghiệm nên nhiều phụ huynh mắc sai lầm khiến con không thích học tiếng Anh, thậm chí là sợ tiếng Anh.
Cùng NQH English “bắt mạch” ngay những sai lầm cùng giải pháp để con từ không thích thành yêu tiếng Anh.
5 sai lầm của ba mẹ khiến con không thích học tiếng Anh
1. Phó mặt hoàn toàn việc học của con cho nhà trường/trung tâm/giáo viên
Ngoại trừ các trường Quốc tế thì ở các trường học thông thường, tiếng Anh chỉ chiếm vài tiết học trong một tuần. Tần suất này là hoàn toàn chưa đủ, không thể giúp con hoàn thiện được kỹ năng tiếng Anh để có thể tự tin giao tiếp, phản xạ thông thường được.
Trường học thường tập trung vào ngữ pháp, từ vựng hơn là giao tiếp nên nhiều bạn học trong trường toàn 9-10 điểm nhưng khi giao tiếp thì lại chẳng nói được gì nhưng mọi người lại quên rằng mục đích chính của ngôn ngữ là để giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau.
Khi con không thích học tiếng Anh, ba mẹ hãy cho con tiếp xúc với tiếng Anh thông qua những trò chơi, câu chuyện, bài hát,… bằng tiếng Anh để con thấy rằng tiếng Anh không phải là một môn học nhàm chán.
2. Ép con học tiếng Anh theo ý ba mẹ
Một sai lầm phổ biến của rất nhiều bậc phụ huynh Việt Nam là vì quá nóng lòng, sợ con không “bằng bạn bằng bè” nên bắt ép con đi học thêm dù con không hề muốn.
Khi con không thích học tiếng Anh do cảm giác bị ép buộc, ba mẹ nên tìm hiểu lý do bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng để hiểu con hơn. Có thể là do phương pháp học chưa phù hợp, hoặc giáo viên dạy chưa hấp dẫn.
Ba mẹ cần lưu ý rằng, yếu tố quan trọng nhất để con giỏi ngoại ngữ là con phải thích nó.
3. So sánh con mình với “con nhà người ta”
Ba mẹ thường hay so sánh trình độ của con mình với các bạn khác cùng lứa tuổi. Việc so sánh này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của con, đặc biệt là khi ba mẹ thường nhìn vào điểm yếu mà không công nhận sự nỗ lực của con.
Mỗi đứa trẻ sẽ có cách học và lộ trình của riêng mình, giống như có một số bạn nhỏ chỉ mất 8 tháng nhưng lại có những bé mất đến 18 tháng để chập chững những bước đi đầu tiên. Bất kì sự so sánh khập khiễng nào cũng sẽ khiến con không thích học tiếng Anh.
4. Ba mẹ không làm gương cho con
Con cái là tấm gương phản chiếu của ba mẹ – Nếu ba mẹ hay đọc sách, con sẽ yêu sách và cũng thích đọc sách. Nếu ba mẹ thường xuyên luyện tập thể thao, con sẽ có xu hướng yêu thích, tích cực luyện tập thể thao.
Chính vì thế, để con thích học tiếng Anh thì ba mẹ cũng cần học tiếng Anh và nên thường xuyên giao tiếp với con bằng tiếng Anh. Như vậy, con sẽ vừa được truyền cảm hứng học tập, vừa không cảm thấy cô đơn vì luôn có ba mẹ đồng hành cùng mình.
5. Ba mẹ không nói tiếng Anh cùng con
Trước tiên, ba mẹ cần xác định rõ mục đích khi nói tiếng Anh cùng con là gì. Rõ ràng là con không chỉ học tiếng Anh từ ba mẹ.
Con học tiếng Anh ở trên lớp, ở trung tâm, qua các video trên Youtube hay các ứng dụng tiếng Anh khác. Còn việc ba mẹ giao tiếng bằng tiếng Anh cùng con sẽ giúp con có một môi trường để rèn luyện kĩ năng phản xạ, giúp con tự tin khi nói chuyện bằng tiếng Anh, hình thành phản xạ nhanh.
Tất nhiên, ba mẹ cũng nên có một chút kiến thức căn bản về tiếng Anh để biết cách nói rõ ràng dễ hiểu thì sẽ tốt hơn cho con.
Ba mẹ nên làm gì khi con không thích học tiếng Anh
Khi con không thích học tiếng Anh, ba mẹ sẽ rất dễ dàng nhận ra thông qua thái độ của con. Nếu không may lâm vào vấn đề này, ba mẹ hãy “xử lý” ngay bằng các cách sau:
1. Kết hợp tiếng Anh với sở thích của con
Các bạn nhỏ rất thích vừa học vừa chơi. Ba mẹ hãy dựa vào sở thích của con để kết hợp với việc học để tạo cho con niềm say mê, thích thú. Ví dụ, con thích hát thì ba mẹ hãy cho con nghe, nhảy theo những bài hát tiếng Anh. Nếu con thích xem phim hoạt hình thì ba mẹ hãy bật những bộ phim hoạt hình tiếng Anh có phụ đề tiếng Việt,…
Việc tạo cho con một thần tượng để con noi theo được nhiều phụ huynh áp dụng rất thành công. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ phương pháp này với tâm lý so sánh con với “con nhà người ta”.
Cả hai đều có sự so sánh nhưng thần tượng sẽ tạo cho con động lực còn việc so sánh con không bằng bạn bằng bè sẽ khiến con nhụt chí, rụt rè, thiếu tự tin ngay từ bé.
2. Cho con tự đặt mục tiêu học tiếng Anh
Nhiều phụ huynh thường chủ động đặt mục tiêu theo ngày, theo tuần cho con như: một ngày con phải học 10 từ mới, một tuần phải viết được một đoạn văn theo chủ đề cho trước. Và cảm giác bị ép buộc sẽ khiến con không thích học tiếng Anh.
Thay vào đó, ba mẹ hãy đặt những câu hỏi gợi mở như “Theo con, mỗi tuần con nên học bao nhiêu từ để có thể đạt được mục tiêu đó?”. Từ đó con sẽ chủ động đặt ra mục tiêu và có trách nhiệm hoàn thành chúng hơn. “Uy tín” và “cái tôi” của con sẽ là nguồn động lực để con chủ động học tiếng Anh mỗi ngày.
3. Sử dụng các ứng dụng khi học tiếng Anh
Ngày nay có rất nhiều ứng dụng ra đời để đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của con. Đôi khi, ba mẹ không có thời gian để học cùng con thì các ứng dụng này sẽ giúp con rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, luyện phát âm, học từ mới nhờ hình ảnh hấp dẫn, âm thanh sinh động.
Các ứng dụng hiện nay được tích hợp nhiều game để con vừa học vừa chơi theo đúng nghĩa đen mà không hề nhàm chán, hạn chế trình trạng con không thích học tiếng Anh.
4. Cân nhắc trong việc chọn Thầy Cô cho con
Ba mẹ hiện đại thường rất bận rộn với công việc. Bởi vậy mà việc “trăm sự nhờ thầy” là khó tránh khỏi. Nhiều trường hợp ba mẹ đầu tư cho con có mục tiêu rất rõ ràng nhưng khi đi học thì con không thích học tiếng Anh vì thầy cô dạy quá chán.
Để không lãng phí khoản đầu tư của mình, ba mẹ có thể cho con đến với các Trung tâm Anh ngữ Thiếu nhi uy tín, chất lượng, có các phương pháp tạo động lực cho học sinh.
NQH English là một trong những trung tâm dạy tiếng Anh Thiếu nhi có phương pháp giảng dạy BSM – Kích thích não bộ để khơi dậy cảm hứng học tiếng Anh cho con. Các thầy cô và trợ giảng luôn quan tâm sát sao đến tình hình học tập, sự tiến bộ để nhanh chóng giải quyết vấn đề giúp con tự tin học tập tốt hơn.
Tại NQH English, con sẽ được:
- Học cùng giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam để xây dựng lộ trình phù hợp cho từng bé và sửa lỗi phát âm.
- Tiếp cận với phương pháp BSM – Kích thích não bộ giúp con phát triển toàn diện 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết.
- Được truyền cảm hứng học tập để mỗi ngày đi học đều là niềm vui.
- Được theo dõi sự tiến bộ qua sổ liên lạc được trao đổi mỗi tuần.
Khi đăng ký học tại NQH English, các bạn nhỏ 3 – 13 tuổi sẽ được kiểm tra trình độ và xếp lớp HỌC THỬ 1 TUẦN MIỄN PHÍ để ba mẹ có thể đánh giá được phương pháp học, cũng như sự thay đổi khi con yêu thích tiếng Anh hơn.